banner-sapuwa
banner-quang-cao-2

Cuộc chiến của nhận thức

Ngày đăng 16/11/2013 07:00:00

Cách đây không lâu, nhiều chuyên gia thương hiệu đã bình luận về cách làm thương hiệu của cà phê Trung Nguyên, ví dụ: Người tiêu dùng đang bối rối trước các phát ngôn khác nhau: “Chỉ có thể là Trung Nguyên”, “Cà phê thứ thiệt cho người thứ thiệt”, “Thống lĩnh nội địa, chinh phục thế giới”...

Người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng ưu ái các thương hiệu Việt. Nhưng họ cũng cần hiểu giá trị cốt lõi của mỗi thương hiệu nội mang lại là gì? Chỉ một thông điệp thôi, Trung Nguyên nhé!...

Nhớ lại, năm 2003, Trung Nguyên tung ra cà phê hòa tan G7. Là một thương hiệu sinh muộn trong thị trường cà phê bị thâu tóm bởi hai “ông lớn” Vinacafe và Nescafe, Trung Nguyên hiểu rằng cần tạo ra sự khác biệt, nên đã khéo léo đặt thế đối đầu giữa G7 và Nescafe như là một cuộc chiến của thương hiệu Việt với thương hiệu ngoại- nhiều người gọi là “cuộc chiến của nhận thức”. Sau sự ra mắt của G7, Nescafe đã phải thay đổi từ “Khởi đầu ngày mới” sang “Hương vị Việt Nam hơn”... và chỉ có thể nhấn mạnh về hương vị để tạo nhận thức Nescafe là một sản phẩm phù hợp với thị trường Việt chứ không thể khẳng định được là thương hiệu Việt. Trong khi đó, Trung Nguyên cổ vũ tinh thần yêu nước gắn liền với sản phẩm Việt đích thực, dù bị chê là “thương mại hóa lòng yêu nước”!

Theo số liệu của ACNielssen, đến năm 2011, G7 chiếm 38%, Vinacafe chiếm 31%, Nescafe chỉ chiếm 27% thị trường...- một kết quả ấn tượng do Trung Nguyên có chiến lược định vị thông minh, khuyến khích người Việt dùng hàng Việt chất lượng cao. Đó cũng chính là giá trị cốt lõi của thương hiệu Việt chăng?

Theo: Theo CT
Ngày đăng 16/11/2013 07:00:00
1 views
Các tin khác
«   12345  »
Trang chủDanh bạ doanh nghiệpSở hữu trí tuệVăn bản pháp lýChương trình thương hiệuThông tin doanh nghiệp