Ngành dệt may: Đối diện sức ép cạnh tranh mới
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng dệt may của Việt Nam vào EU đạt 3,11 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 3,45% trong tổng kim ngạch XK dệt may vào thị trường này. Trong khi đó, với mức tăng trưởng XK 9,95% và tổng kim ngạch hơn 3,27 tỷ USD, chiếm thị phần 3,64%, Campuchia đã vượt Việt Nam về thị phần XK vào thị trường EU.
Theo ông Trương Văn Cẩm - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam - hiện Campuchia vẫn hưởng thuế suất ưu đãi 0% theo Chương trình Everything But Arms (EBA) - GSP của EU dành cho các nước kém phát triển. Việt Nam chỉ được hưởng GSP cho các nước đang phát triển với thuế suất 9,6%. Campuchia cũng chỉ vượt Việt Nam về thị phần dệt may tại EU ở một số mặt hàng.
![]() |
Thực tế, dệt may là một trong những ngành hội nhập sớm nhất. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nỗ lực chuẩn bị đầu tư, tăng khả năng cung ứng nguyên phụ liệu trong nước từ nhiều năm trước. Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam - cho biết: Các dự án đầu tư vào khâu sản xuất sợi và vải từ năm 2013 đến nay có khả năng đáp ứng 50-60% nhu cầu vải các loại trong năm 2016. Dù vậy, các khâu có giá trị gia tăng cao như hóa chất, chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải vẫn phải nhập khẩu.
Ông Trương Văn Cẩm khẳng định: “Thời gian tới, khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết, phê chuẩn và có hiệu lực, XK dệt may của Việt Nam vào EU chắc chắn tăng so với Campuchia, tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may trong nước không thể quá chủ quan. Bởi nhiều đối thủ tăng tốc rất nhanh, không cẩn thận chúng ta sẽ tụt hậu”.
Trước sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới, theo các chuyên gia ngành dệt may, doanh nghiệp Việt Nam cần phải vươn lên đáp ứng được yêu cầu của thị trường EU - thị trường khó tính, vừa đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, đơn hàng lại không lớn, đồng thời tăng cường thực hiện ODM (tự thiết kế, sản xuất và XK), nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Tin nổi bật trong tuần
Tin xem nhiều
Trong những năm gần đây, ngành Dược Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong hoạt động sản xuất và cung ứng...
Gần đây, cụm từ “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, “Cách mạng công nghiệp 4.0” hay “Cách mạng...
Thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều thách thức. Đại dịch Covid-19 bùng phát...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ...
Ngày 20/1, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp...
RCEP là khu vực có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, song một số quốc gia yêu cầu không quá cao về chất lượng sản...
Ba kịch bản tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam là dự báo đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48%...
Sáng nay (15/1), tại Hội nghị tổng kết công tác 2020 và triển khai nhiệm vụ 2021, ngành khoa học và công nghệ Thanh Hóa....
Tin doanh nghiệp THV
- CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI - THƯƠNG HIỆU VIỆT, SẢN PHẨM VIỆT
- CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM - vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện
- Công ty Cổ phần Nước giải khát Yến sào Khánh Hòa tổ chức Hội thao Sanvinest lần thứ I
- Yến Sào Khánh Hòa được tôn vinh Thương hiệu Quốc Gia năm 2020
- CADI-SUN – Top 1 “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích 2020”
TIN THƯƠNG HIỆU VIỆT
- ASEAN 2020: Cam kết phát triển năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường
- TIPHACO: ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨC KHỎE NGƯỜI VIỆT
- Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô lắp ráp trong nước
- Đại hội XIII và con đường hướng tới Việt Nam hùng cường
- Viet Solutions 2020: Gần 70% hồ sơ đăng ký dự thi tập trung vào phát triển kinh tế số Việt Nam